Hướng dẫn cách cúng đám giỗ và những lưu ý cấm kỵ cần tránh

1/5 - (1 bình chọn)

Đám giỗ là một trong những phong tục tập quán của người Việt có từ rất lâu đời. Nó thể hiện sự tưởng nhớ, lòng thành kính của con cháu đời sau đối với các thế hệ đi trước. Bởi vậy hôm nay The Food sẽ hướng dẫn cả nhà cách cúng đám giỗ và các lưu ý cấm kỵ cần tránh. Mời mọi người cùng tham khảo!

Các giai đoạn tổ chức cúng đám giỗ

Thông thường, đám giỗ của một người đã khuất sẽ gồm 4 ngày cúng quan trọng nhất: Cúng giỗ 49 ngày, cúng giỗ 100 ngày, cúng giỗ đầu và cúng giỗ hằng năm.

Tổ chức cúng giỗ 49 ngày

Mâm cỗ cúng giỗ 49 ngày
Mâm cỗ cúng giỗ 49 ngày

Theo quan niệm của Phật giáo, linh hồn sau khi mất sẽ phải trải qua 7 lần xét xử tại Âm phủ, mỗi lần kéo dài 7 ngày. Việc cúng 49 ngày sẽ giúp người đã khuất giảm bớt tội nghiệt và được siêu thoát về cõi cực lạc. 

Đối với các tôn giáo khác thì không quá quan trọng trong việc sắp xếp mâm cỗ cơm cúng 49 ngày, chỉ cần kiêng kị thịt bò, thịt chó mèo và xôi đậu đen là được. 

Tổ chức cúng giỗ 100 ngày

Lễ cúng giỗ 100 ngày còn được gọi là lễ thôi khóc. Con cháu nên dần vơi đi nỗi buồn để trở lại cuộc sống sinh hoạt thường nhật. Đồng thời, vong linh của người thân có thể chưa đành lòng rời đi khỏi nhân gian. Nên việc cúng giỗ 100 ngày sẽ đưa họ về với nơi an nghỉ. 

Tổ chức cúng giỗ đầu

Giỗ đầu là ngày giỗ đầu tiên sau một năm người đã khuất ra đi. Nên ưu tiên nấu những mâm cỗ chay trong ngày này. Để tránh sát sinh, giết hại động vật gây thêm tội nghiệt cho người đã khuất. Con cháu nên kết hợp thêm việc phóng sanh để tạo phước lành cho bản thân và gia đình. 

Tổ chức cúng giỗ thường

Mâm cỗ cúng giỗ thường
Mâm cỗ cúng giỗ thường

Bắt đầu từ năm thứ 4, gia đình sẽ có thể tiến hành tổ chức cúng giỗ thường.Bát hương của người mất sẽ được chuyển lên cùng với ban thờ tổ tiên. 

Các công việc cần làm khi tổ chức cúng đám giỗ

Chuẩn bị mâm lễ cúng đám giỗ

Tùy vào khả năng kinh tế của gia đình mà mọi người có thể chuẩn bị những mâm lễ cúng đám giỗ khác nhau. Nhìn chung chỉ cần các món ăn được chế biến sạch sẽ, bài trí gọn gàng, đầy đủ lễ vật cơ bản. Thì đã có ngay một mâm lễ cúng đám giỗ hoàn hảo.

Mâm cúng đám giỗ miền Bắc

Mâm cỗ cúng giỗ của người miền Bắc
Mâm cỗ cúng giỗ của người miền Bắc

Tuy nhiên đối với người miền Bắc, bất kỳ nghi thức đám tiệc nào cũng đều phải chuẩn bị cầu kỳ. Mâm cỗ ngày giỗ cần phải có đầy đủ các món:

  • Bánh chưng
  • Các món thịt: thịt lợn hoặc thịt gà luộc cúng, chân giò luộc.
  • Các món xôi: xôi lạc nước cốt dừa, xôi xéo mỡ hành, xôi gấc, xôi đỗ.
  • Giò chả hoặc nem rán, giò lụa, giò tai, chả quế
  • Các món canh: canh măng chua, canh bí đỏ thịt bằm, canh miến nấu lòng gà, canh bóng thả, canh bí nấu mọc
  • Món xào: giá đỗ xào lòng gà, măng xào, miến xào, tim cật xào thập cẩm
  • Nộm: nộm đu đủ tai heo, nộm hoa chuối
  • Rau luộc
  • Các món chiên: tôm chiên, thịt chiên, cá chiên

Đối với người dân miền Trung thì có phần đơn giản hơn

  • Bánh tét, bánh hỏi lòng heo
  • Gà luộc, vịt luộc
  • Các món canh: canh khổ qua nhồi thịt, canh rau củ thịt bằm, canh đậu và rong biển
  • Các món xào: miến xào rau củ, phở khô xào giá hẹ, miến xào hải sản
  • Các món chiên: thịt chiên, cá chiên
  • Các món xôi: xôi gấc, xôi đậu xanh
  • Các món chè: chè trôi nước, chè thập cẩm, chè nhãn lồng hạt sen

Mâm cũng giỗ người miền Nam

Mâm cỗ cúng giỗ đầu
Mâm cỗ cúng giỗ đầu

Đối với người dân miền Nam thì mâm cỗ được nấu nướng rất đơn giản. Ngày thường mọi người hay ăn gì thì khi cúng cũng sẽ lựa chọn các món đó

  • Bánh tét, củ kiệu muối chua
  • Các món gỏi: gỏi củ hủ dừa tôm thịt, gỏi xoài khô bò, gỏi tai cuốn
  • Các món kho, xào: thịt kho hột vịt, thịt kho tàu
  • Các món hầm: thịt heo hầm rau củ, chân giò hầm hạt sen
  • Các món xôi: xôi đậu xanh nước cốt dừa, xôi gấc, xôi hoa đậu biếc
  • Chè: chè bà ba, chè sương sa hạt lựu, chè chuối bột báng, chè khúc bạch
  • Món canh: khổ qua nhồi thịt, canh chua cá lóc, canh nấm thập cẩm

Tiến hành cúng và đọc văn khấn

Sau khi sắp xếp mâm cúng tươm tất, đại diện gia đình sẽ tiến hành dâng hương và đọc văn khấn như sau:

Cúng giỗ 49 ngày

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin lạy 9 phương trời, con xin lạy 10 phương Chư Phật, Chư Phật 10 phương.

Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt ngày… tháng… năm, tức ngày … âm lịch tại ………………………………………………………………………..

Con, cháu, vợ, chồng, dâu rể, anh chị em chúng con thành tâm kính lạy,

Hôm nay là ngày lễ thất tuần, gia chủ chúng con có mâm cơm gồm có : ………………………………………………………………………………..

Thành kính dâng lên.

Trước linh vị của ……………………………………………(tên người mất)

Chúng con xin thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế

Mất lâu nay thở than mơ màng

Từ nay âm dương cách biệt.

Mong người nơi ấy sống đời bình an

Chung thất nay đã tới tuần

Dâng mâm lễ mọn, nén nhang tâm thành

Kính mời …………………………………………………(tên người mất), cùng các vị tổ tiên, tổ bá, tôn thần cùng chứng giám, phù hộ gia chủ mọi điều bình an.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cúng giỗ 100 ngày

Mâm cỗ cúng giỗ 100 ngày
Mâm cỗ cúng giỗ 100 ngày

Bài văn khấn 100  ngày tương tự như văn khấn cúng giỗ 49 ngày. Nếu đọc văn khấn hãy thay “lễ thất tuần” bằng “ lễ tốt khốc”.

Cúng giỗ đầu

Con nam mô a di Đà Phật!( lập lại 3 lần)

Con kính lạy chư vị tôn thần

Con kính lạy Táo phủ thần quân

Con kính lạy thần linh cai quản đất này.

Hôm nay là ngày ………………… tháng……………. năm……… âm lịch

Tín chủ chúng con là:…………………………………………..(tên chủ hộ)

Trú tại: …………………………………………………………………….

Nhân ngày giỗ đầu………………………………….… ( tên người mất)

Chúng con thành khẩn kính mong thần linh chứng giám, nhận chút lễ mọn tỏ kính lòng thành, phù hộ cho con cháu bình an, tai qua nạn khỏi.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cúng giỗ thường
Thắp hương, đọc văn khấn cúng giỗ thường
Thắp hương, đọc văn khấn cúng giỗ thường
Bài văn khấn cúng giỗ thường

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ…………………………………………..

Tín chủ (chúng) con là……………………………………………(tên chủ hộ)

Ngụ tại………………………………………………………………… (địa chỉ)

Hôm nay là ngày……….… tháng………… năm ………………………….

Là chính ngày Cát Kỵ của………………………………….(tên người mất)

Thiết nghĩ vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời……………………………………..…(tên người mất)

Mất ngày……………………..tháng…………………….năm………………

Mộ phần táng tại………………………………………………………………

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Thắp hương, đọc văn khấn cúng giỗ thường

Hoá vàng

Lễ hóa vàng tiễn gia tiên
Lễ hóa vàng tiễn gia tiên

Hoá vàng được hiểu đơn giản là lễ tiễn gia tiên sau khi đã cúng giỗ xong. Gia đình sẽ dùng lửa để đốt áo quan, vàng mã, nhang đèn, tiền vàng để người đã khuất thụ hưởng.

Các điều kiện kỵ trong cúng đám giỗ

Trong bất kỳ đám giỗ nào, bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không được phép ăn vụng, nêm nếm đồ ăn trong quá trình nấu nướng.
  • Hạn chế dâng cúng các món sống chưa nấu chín: tôm sống, gỏi sứa, trứng lòng đào, hàu tái chanh, gỏi cá và các loại mắm có mùi nồng: mắm tôm, mắm tép.
  • Không cúng các món được làm từ lươn, thịt chó, thịt mèo. 
  • Số lượng trái cây, hoa, nhang đèn và bánh kẹo thì tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình khác nhau. Bạn nên dâng cúng bằng các lễ vật có màu sắc tươi sáng, hình dáng tròn trịa, mùi thơm.
  • Ưu tiên sử dụng bát đũa, tô chén riêng dành cho việc cúng giỗ.
  • Đám giỗ chính là ngày con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên, không nên dùng đồ hộp, đồ mua sẵn để dâng cúng. 
  • Các món cơm cúng khi dâng lên dễ bị các loại côn trùng, ruồi nhặng bay lại đậu lên nên cần phải trông nom cho sạch sẽ. 
  • Khi tổ chức lễ cúng, để bày tỏ lòng tiếc thương người đã khuất, bạn không nên cười đùa, ăn mặc sặc sỡ, nói chuyện hoặc cãi cọ lớn tiếng.

Lời kết

Hy vọng bài viết này sẽ cho bạn thêm thật nhiều kiến thức bổ ích về cách tổ chức đám giỗ nhằm thể hiện được sự thành kính và tưởng nhớ tới người đã mất. Tuy nhiên, nếu cả nhà vẫn đang lo lắng không biết cách chuẩn bị món ăn, lên thực đơn nấu cúng như thế nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Công ty The Food chuyên nhận nấu tiệc tại nhà, đảm bảo uy tín, chất lượng hàng đầu ở TP HCM. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0925.727.727